Được sự đồng ý của tác giả Photon, Kmin được gửi đến quý bạn đọc phần 3 của bức thư Photon gửi cho cậu bạn của mình chia sẻ về một vài gợi ý để học lập trình nói chung và Front-end nói riêng một cách hiệu quả.
Bạn đọc cũng có thể theo dõi phần 1 để hiểu hơn về ý niệm Front-end Engineer hay phần 2 để hiểu về sự kỳ vọng của doanh nghiệp cũng như lộ trình để học tập.
Trước khi bắt đầu làm một việc gì đó chúng ta nên hiểu được ý nghĩa của việc mình làm, nhất là khi đó là một việc tốn nhiều thời gian, công sức. Học lập trình là một chặng hành trình thú vị nhưng không kém thử thách, đòi hỏi người học phải có sự nỗ lực và kiên trì, thì may ra mới có thể đạt được một thành quả mĩ mãn. Ta dùng từ "may ra" là bởi vì không phải 100% có nỗ lực và kiên trì thì sẽ đạt được mục tiêu. Vì với chặng hành trình này, ta sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều "biến số" khác mà có thể không lường trước được. Nỗ lực và kiên trì chưa chắc đã thành công, nhưng nếu không nỗ lực, không kiên trì thì chắc chắn sẽ không thể đến đích. Động lực là thứ mà mọi người cho rằng rất cần để sinh ra sự nỗ lực và kiên trì cho bản thân. Có nhiều cách để có động lực, một trong số đó là hãy trả lời thật thuyết phục với bản thân mình là "Vì sao mình lại muốn học lập trình?".
Và khi ta muốn bỏ cuộc hãy nhớ đến lý do khiến mình bắt đầu. Học lập trình như một cuộc chạy Marathon, ai cũng có thể chạy từ vạch xuất phát, nhưng không phải ai cũng về đến đích.
Ta tự học ở nhà cũng được, ta tham gia khóa học trực tuyến cũng được, ta đến trường học cũng được, nhưng dù học ở đâu, học theo cách nào, ta cũng cần một người dẫn đường, hướng dẫn, dìu dắt ta đi đúng hướng và tiết kiệm thời gian, công sức và phù hợp với khả năng của ta nhất có thể. Người hướng dẫn đó có thể là người thầy, người cô hay anh, chị, em, bạn bè, người thân hay một người xa lạ nào đó sẵn sàng giúp ta về đích (tớ tin rằng luôn có những người lạ như thế). Khi có người dẫn đường, ta cũng sẽ có định hướng tốt, kế hoạch hành động cụ thể, từ đó có thêm động lực để nỗ lực và kiên trì vượt qua từng thử thách. Nếu ta đã từng tự học và từng chán nản và bỏ cuộc, thì nhiều khả năng, ta chưa có một người dẫn đường phù hợp. Vậy làm thế nào để tìm cho mình một người dẫn đường? Dưới đây là một số chỉ dẫn:
Đừng đi quá vội, hãy đi thật vững chắc. Xây nhà cao phải cần móng sâu. Muốn chạy đường dài cần có thể lực tốt. Đừng chỉ học kiến thức phần ngọn mà hãy chăm chút cho kiến thức nền của mình. Thực tế đã chỉ ra rất rõ điều này.
Ngày còn nhỏ, ta thích khám phá (thật ra là nghịch phá) lắm phải không? Và chắc chắn là ta đã học được rất nhiều điều mới một cách rất thú vị, không cần phải dùng một kỹ thuật nào để tạo ra động lực vì lúc đó ta có một thứ rất tuyệt vời, đó là: sự tò mò. Với sự tò mò ấy, động lực đến một cách tự nhiên, khiến ta luôn muốn trải nghiệm thử để thỏa sự tò mò. Với lập trình, nếu ta còn giữ được trong mình sự tò mò, lao vào nghịch những dòng code, ta cũng sẽ khám phá nhiều điều hay ho một cách rất thú vị. Làm được, học được → có thành quả nhỏ → tích lũy nhiều thành quả nhỏ → Sinh ra đam mê.
Nếu việc học mà chỉ dừng ở hiểu mà không có sự thực hành, ứng dụng thì cái hiểu đó vô nghĩa lắm. Hiểu để làm gì? Hiểu để thực tập, để giải quyết vấn đề thực tế của bản thân. Việc thực hành cũng không thể tách rời khỏi sự hiểu, vì nếu như vậy ta sẽ dễ rơi vào trạng thái làm theo khuôn mẫu, làm mà không hiểu, không thể tiến xa được. Điều này là rất tệ đối với một lập trình viên. Khi đã thực hành và hiểu những gì mình làm, ta gọi là làm được. Đó là một thành quả nhỏ, ta hạnh phúc vì điều này. Nhưng đừng dừng lại ở đó, hãy xem thử mình có thể làm tốt hơn không? Với tư duy này, ta sẽ có sự tiến bộ liên tục. Doanh nghiệp không thể bỏ qua một lập trình viên như thế.
Làm dự án nghe có vẻ hầm hố quá, nhưng ta chỉ cần hiểu đơn giản dự án giúp mình thực hành một cách có hệ thống hơn, như là một cách để mình tổng hợp các kiến thức và thể hiện chúng thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Ta không nhất thiết phải tìm một dự án quá lớn như xây dựng một website như Tiki hay một app như TikTok. Có nhiều cách để bắt đầu làm một dự án. Tớ gợi ý một cách mà tớ và những người bạn thường làm đó là: Bắt chước - Chọn một số trang web đơn giản hay những template có sẵn và sao chép chúng. Sao chép ở đây được hiểu theo nghĩa là ta tham khảo giao diện của một website đã có sẵn và tự mình code ra giống y như thế hoặc có cải tiến (đừng cải lùi nha). Điều này là hợp lý, bởi vì khi đi làm, ta cũng sẽ nhận được một bản thiết kế và nhiệm vụ của ta là làm sao để làm ra sản phẩm giống với bản thiết kế nhất có thể.
Những lợi ích của việc này là:
Đỉnh cao nhất của việc học tập đó là hướng dẫn, giúp đỡ người khác vượt qua thử thách của họ. Nếu không vướn việc quan trọng và khẩn cấp, ta có thể dừng lại một chút và quan sát vấn đề mà bạn mình đang vướn mắc, xem vấn đề đó như vấn đề của ta và giúp đỡ một cách nhiệt tình, hồn nhiên.
Cậu hiểu ý tớ chứ? Đọc xong thư này, cậu có còn muốn tiếp tục học Front-end không? Nếu câu trả lời là có, hãy đến ngay cái bàn, lấy cuốn sổ tay và viết ra ngay 3 lý do thuyết phục nhất khiến cậu bắt đầu học Front-end nhé.
Hôm nay, tớ tặng cậu một câu hát trong bài Đường đến vinh quang do nhóm Bức Tường trình bày
Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai.
https://www.youtube.com/watch?v=h_H2bBTyHgY&ab_channel=davis%C4%91%E1%BB%9Bt
Ta không nhất thiết phải "khắc tên mình trên đời", ta chỉ cần đi, đi để trải nghiệm sự lựa chọn của mình, một sự lựa chọn không có hoa hồng, nhưng có niềm đam mê khởi sinh hạnh phúc.
Photon.
Cv như 1 tấm vé để nhà tuyển dụng có những ấn tượng đầu tiên về bạn. Hãy cùng thử xem CV có gì và cần làm tốt nó như thế nào nhé!
Xem thêmLiên hệ
Copyright by Kmin Academy